5 lưu ý khi lái ô tô bạn không thể bỏ qua

Rate this post

Không chỉ là phương tiện sử dụng hàng ngày, giờ đây chiếc ôtô còn được coi như người bạn thân thiết, một thành viên trong gia đình, luôn bên cạnh trong những hành trình đáng nhớ. Dưới đây là 5 lưu ý người lái ô tô không nên bỏ qua giúp bạn biết cách sử dụng, quan tâm tới nó một cách hợp lý.

Xem thêm

Cách ngồi lái ô tô đúng tư thế

Để tránh đau lưng, bạn cần áp dụng tư thế ngồi đúng chuẩn, với phần mông và lưng vuông góc, hoàn toàn tỳ vào ghế lái. Ngồi đúng tư thế cũng giúp bạn duy trì sự tỉnh táo trên suốt chặng đường dài. Thực tế không phải tài xế nào cũng nắm vững tư thế ngồi lái xe đúng cách.

Cách ngồi lái ô tô đúng tư thế
Cách ngồi lái ô tô đúng tư thế

Với mỗi lái xe, khi đã ngồi trước vô lăng là phải rất thận trọng, ngồi đúng tư thế giúp có khả năng quan sát, điều khiển xe tốt nhất cũng như hạn chế các rủi ro, tai nạn không mong muốn.

Tư thế chân

Chân phải của lái xe khi đạp phanh hết cỡ vẫn còn tạo một góc 30 độ. Điều này giúp cho người lái có lực tốt nhất để đạp phanh, đồng thời tránh tình trạng lực dồn từ bàn chân lên hông gây chấn thương nếu chẳng may xảy ra va chạm.1.

Khoảng cách giữa đầu với trần xe: Tầm quan sát tốt nhất được cho là khi người lái điều chỉnh độ cao ghế sao cho khoảng cách giữa đầu và trần xe tương đương độ rộng của 4 ngón tay. Lúc này người lái chỉ cần gập ngón tay cái, khép 4 ngón còn lại và đưa bàn tay lên đầu để đo khoảng cách cần thiết.

Ghế ngồi

không nên ngả quá ra phía sau vì lưng không có điểm tựa, người sẽ trôi lên khi phanh gấp. Tuy vậy cũng không nên thẳng quá, gây khó khăn cho cánh tay, lưng.

 Khi ngồi vào ghế, tài xế lưu ý đẩy hết thân người về phía lưng ghế sao cho phần mông và hông đều sát, không có khoảng hở ở góc gập ghế. Với tư thế ngồi này, lái xe sẽ tránh được đau lưng và mệt mỏi khi đi đường dài.

Chỉnh khoảng cách ghế là một trong những yếu tố quan trọng để xác định vị trí mà tài xế cảm thấy thoải mái nhất khi điều khiển xe. Cách chỉnh ghế như sau:

Đạp chân phanh và chân côn (nếu có) hết mức và chỉnh ghế sao cho góc gập đầu gối vào khoảng 120 độ là phù hợp nhất. Nếu góc gập lớn hơn, chân có xu hướng duỗi thắng, bị với khi đạp. Ngoài ra chân duỗi cũng nguy hiểm nếu va chạm với xe khác, dẫn gãy xương. 

Nếu góc gập nhỏ hơn 120 độ, ví dụ 100 độ hay 90 độ, lúc này chân quá gấp khiến người gần vô-lăng, khó điều khiển. Ngoài ra, khoảng cách gần cũng khiến chân đạp bị vướng không thể xoay sang hai bên. 

Vị trí để chân hợp lý là chân trái trên côn hoặc bệ đỡ trên xe số tự động. Gót chân phải bên dưới chân phanh, vị trí đạp thẳng vào phanh. Khi cần ga thì xoay gót kiểu chữ V, không nhấc hẳn chân sang bàn đạp ga. 

Dây an toàn

Dây an toàn ô tô
Dây an toàn ô tô

Về cơ bản dây an toàn phải thắt qua vai và dưới bụng, không kéo quá căng khiến bụng căng thẳng. Bên cạnh đó, dây không đeo thít vào cổ hay dưới nách, đều không có tác dụng bảo vệ đồng thời gây nguy hiểm cho hành khách. Ở tất cả các ghế đều cần thắt dây an toàn. 

Tư thế cầm vô lăng

Chiều cao cột vô lăng nên điều chỉnh về vị trí song song với góc của lưng ghế để giúp tài xế dễ dàng quan sát tới bảng đồng hồ, cũng để người điều khiển có thể cầm nắm vô lăng thoải mái với bạn tay thấp hơn vai, đặt ở vị trí 3h và 9h.

Bạn cũng cần chú ý chỉnh khoảng cách vô lăng bằng cách quan sát xem khuỷu tay của bạn đã gập đủ 1 góc 120 độ khi nắm lấy vô lăng chưa. Khoảng cách cột vô lăng nên duy trì ở mức 30cm tính từ tâm trục đến xương ức.

Bạn cũng nên mặc những trang phục, phụ kiện giày dép phù hợp khi lái xe. Nên chọn các trang phục nhẹ nhàng để có thể thắt dây an toàn thoải mái. Bạn cũng cần lưu ý tránh các loại giày cao gót, hoặc giày không vừa chân, để hạn chế tối đa tai nạn trên đường. Khi di chuyển trên đường, cần vặn nhỏ đài và tránh nói chuyện với bạn đồng hành, để tăng khả năng xử lý tình huống.

Hy vọng với những hướng dẫn tư thế ngồi lái xe đúng chuẩn ở trên, bạn sẽ luôn thoải mái như chính trong căn nhà của mình, dù di chuyển trên một quãng đường dài.